CHI PHÍ XÂY NHÀ XƯỞNG TRỌN GÓI

Hiện nay, để đáp ứng được các yêu cầu trong sản xuất và kinh doanh thì việc xây dựng nhà xưởng hay nhà máy, văn phòng được rất nhiều chủ doanh nghiệp quan tâm.

Nhà xưởng là yếu tố quan trọng và quyết định đến sự thành công trong hoạt động sản xuất của mỗi chủ đầu tư. Khi nghĩ đến việc đầu tư nhà xưởng, điều quan tâm lớn nhất chính là chi phí xây dựng nhà xưởng có phù hợp với tài chính của doanh nghiệp hay không? Làm sao để xây dựng nhà xưởng đạt chuẩn, an toàn mà lại vừa tiết kiệm chi phí, nguồn lực.?

Đơn giá xây nhà xưởng phụ thuộc vào yếu tố nào?

  • Phương án thiết kế và thi công: đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất có ảnh hưởng lớn đến chi phí xây dựng nhà xưởng. Bởi lẽ mỗi phương án thiết kế sẽ đưa đến một vật liệu xây dựng tương ứng, tùy thuộc vào sự lựa chọn nguyên vật liệu của mỗi chủ đầu tư sao cho phù hợp với nhu cầu, mục đích của hoạt động kinh doanh sắp tới.
  • Công năng nhà xưởng: là một yếu tố quyết định đến phương án xây dựng, kết cấu và vật liệu xây dựng nhà xưởng như thế nào để đáp ứng được chức năng mà nhà xưởng muốn hướng tới. Đồng thời công năng nhà xưởng còn ảnh hưởng đến giải pháp nền, vật liệu chống nóng, giải pháp che chắn, kết cấu thép và một số hạng mục quan trọng khác.
  • Diện tích nhà xưởng: nhà xưởng to hay nhỏ phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu, tài chính của chủ đầu tư. Nhà xưởng càng lớn, sức chứa càng cao và kéo theo đó là chi phí đầu tư càng nhiều.
  • Vị trí địa lí: nếu nhà xưởng được xây dựng trên vùng đất đẹp, tốt, không cần phải tác động nhiều đến địa chất thì sẽ giảm thiểu tối đa chi phí xây dựng nền và móng. Ngược lại, nếu vị trí xây dựng nhà xưởng trên vùng đất xấu, bùn, nhão thì chắc chắn chi phí đổ đất nền, san phẳng là điều không thể bỏ qua. Ngoài ra, vị trí xây dựng còn tác động đến yếu tố vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng vào địa điểm xây dựng. Nơi có đầy đủ điện, nước phục vụ cho xây dựng không? Tất cả những yếu tố trên đều có tác động tới chi phí xây dựng nhà xưởng một cách rõ rệt.
  • Thời điểm xây dựng: có thể thấy, để xây dựng nhà xưởng, bạn cần đến vật liệu là thép. Tuy nhiên, không phải ở thời điểm nào chi phí của thép cũng như nhau mà chúng luôn biến động theo thị trường. Có những thời điểm, giá thép biến động lên tới 150% vì vậy chi phí xây dựng cũng tăng cao. Ngoài ra, vào thời điểm xây dựng chịu phải ảnh hưởng của thời tiết xấu cũng ảnh hưởng không ít tới tiến độ thi công của nhà xưởng.

Cách tính chi phí xây dựng nhà xưởng trọn gói?

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng nhà xưởng. Vì vậy, việc dự toán chi phí xây dựng nhà xưởng còn phải tùy thuộc vào điều kiện nên khó có thể đưa ra con số chính xác.

Để xác định được chi phí xây nhà xưởng, cần xác định được nhu cầu, đặc thù riêng của công việc, qua đó tính toán sơ bộ được giá thành

  • Xây dựng nhà xưởng nhỏ, nhà kho đơn giản khoảng 1500m2, cao độ dưới 7,5m, cột xây lỗi thép hoặc cột đổ bê tông, kèo thép V, sắt hộp, vách xây tường 100, vách tole, mái tole: giá dao động từ 1.600.000đ/m2 – 1.800.000đ/m2.
  • Xây dựng nhà xưởng thép tiền chế: giá dao động từ 1.600.000đ/m2 – 2.400.000đ/m2, tùy thuộc vào quy mô, diện tích, mẫu nhà xưởng.
  • Xây nhà xưởng bê tông cốt thép: giá dao động từ 2.200.000đ/m2 – 2.800.000đ/m2.

Những thông tin này chỉ mang tính tham khảo, nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Những lưu ý khi xây nhà xưởng

  • Xây móng nhà xưởng: đây là phần quan trọng nhất trong mọi công trình nói chung và nhà xưởng nói riêng. Phần móng sẽ quyết định đến chất lượng nhà xưởng và giá cả xây nhà xưởng.

Nếu nhà xưởng xây dựng trên vùng đất bùn, đất cát hay đất yếu thì việc gia cố móng cần được nghiên cứu thật tỉ mỉ, kỹ lưỡng dựa trên cơ sở tính toán khoa học về kết cấu.

Móng có vị trí vô cùng quan trọng như vậy nên đòi hỏi công tác thi công móng luôn phải được thực hiện tuân thủ nguyên tắc thi công nghiêm ngặt. Đơn vị được chọn thi công xây nhà xưởng phải là đơn vị uy tín, chuyên nghiệp. Trước khi thi công, phải phân tích đúng tính chất nền đất để từ đó đưa ra giải pháp thi công phù hợp nhất, mang lại chất lượng tốt nhất cùng chi phí rẻ nhất.

  • Thi công xây nền cho nhà xưởng:

Thép: các kiến trúc sư và kỹ sư sẽ bố trí thép sàn cho nền nhà xưởng dựa theo công năng hoạt động của nhà xưởng.

Độ dày bê tông nền: dựa vào lĩnh vực sản xuất, máy móc, trang thiết bị nhà xưởng, các kiến trúc sư sẽ tính toán độ dày bê tông phù hợp. Vì có những loại máy móc sản xuất có cân nặng lên đến hàng chục tấn, nếu không tính toán kỹ độ dày nền bê tông hợp lý sẽ làm cho nền nhà xưởng nhanh xuống cấp, ảnh hưởng đến cả chất lượng sản xuất và chất lượng nhà xưởng.

Xoa nền nhà xưởng: công đoạn này được tiến hành sau khi thi công xây nhà xưởng. Xoa nền nhà xưởng được thực hiện dựa trên mục đích của chủ đầu tư và hoạt động sản xuất. Nhằm giúp nền nhà xưởng hạn chế khả năng bám bụi, dễ lau chùi, dọn dẹp, vệ sinh.

  • Kết cấu khung xây nhà xưởng: gồm cột + kèo thép nhà xưởng. Cột thép và kèo thép nhà xưởng nếu phân bổ thiếu hay dư thừa đều không mang lại một chất lượng tốt cho công trình của bạn.
  • Lựa chọn đơn vị thi công: một đơn vị thi công có tay nghề tốt, uy tín sẽ giúp bạn xây dựng nhà xưởng trong thời gian nhanh nhất, tính toán vật tư tiết kiệm nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình đẹp nhất và tốt nhất.

Phân loại một số nhà xưởng công nghiệp hiện nay

Nhà xưởng thường được dựa vào nhiều đặc điểm khác nhau để phân loại như: vật liệu xây dựng, chức năg sử dụng và nhu cầu của khách hàng.

  • Phân loại nhà xưởng theo vật tư xây dựng:  sẽ có 2 loại cơ bản là nhà xưởng thi công bằng bê tông cốt thép và nhà xưởng kết cấu thép.

+ Nhà xưởng bê tông cốt thép: là loại nhà xưởng được xây dựng bằng vật liệu composite kết hợp bởi nguyên liệu bê tông và cốt thép. Với chất liệu này sẽ giúp công trình nâng cao khả năng chịu lực hơn so với các loại bê tông thông thường. Đây cũng là loại hình nhà xưởng truyền thống từ xưa đến nay vẫn được ưa chuộng.

+ Nhà xưởng kết cấu thép: hay còn gọi là nhà xưởng tiền chế. Khác hoàn toàn so với nhà xưởng bê tông cốt thép, nhà xưởng tiền chế được cấu thành hoàn toàn bằng các kết cấu thép. Quá trình thi công kèo thép được căn cứ thực hiện hoàn toàn bằng bản vẽ kỹ thuật. Từ bản vẽ có sẵn sẽ thực hiện tiến hành sản xuất các cấu kiện, dầm…ở tại xưởng rồi mới thực hiện lắp đặt tại công trường. Ưu điểm của xây nhà xưởng tiền chế là khâu lắp dựng được diễn ra rất nhanh chóng vì nguyên vật liệu đã được chuẩn bị từ trong xưởng sản xuất. Từ đó tiết kiệm được rất nhiều thời gian xây dựng và chi phí nhân công.

  • Phân loại nhà xưởng theo chức năng cũng sẽ có 2 loại cơ bản:

+ Nhà xưởng sản xuất không có văn phòng, được sử dụng với mục đích sản xuất, nhằm tạo ra thành phẩm như sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất phân bón, gia công đồ dùng kim loại, sản xuất các dụng cụ sửa chữa, cơ khí…

+ Nhà xưởng sản xuất kết hợp với văn phòng. Trong nhà xưởng sẽ được chia thành 2 khu chức năng rõ rành là xưởng sản xuất và văn phòng. Loại hình này mang lại cho những doanh nghiệp rất nhiều lợi ích nên nhận được nhiều sự lựa chọn của các chủ đầu tư. Khi có nhà xưởng kết hợp với văn phòng sẽ tiết kiệm được chi phí đầu tư nhà xưởng nhờ vào việc tận dụng diện tích của nhà xưởng để kết hợp với văn phòng. Ngoài ra còn giúp cho doanh nghiệp có thể linh hoạt hơn trong quá trình vận hành. Loại hình này rất phù hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn nhân sự ít.

  • Loại hình nhà xưởng được phân loại theo số tầng

+ Nhà xưởng một tầng, được xây dựng khá phổ biến bởi những ưu điểm lớn như thuận tiện khi thiết kế, dễ dành thay đổi cho phù hợp với các ngành công nghiệp đặc thù như kho lạnh và thực phẩm. Có thể mở rộng sản xuất.

+ Nhà xưởng cao tầng hiện nay đang được lựa chọn để phục vụ sản xuất hiệu quả vì ngày nay do quỹ đất hạn chế nên các doanh nghiệp cần lên tầng để đáp ứng đủ không gian sản xuất.

  • Loại hình nhà xưởng phân theo nhu cầu:

+ Nhà xưởng cho thuê xây sẵn: đây là mô hình phổ biến trong những năm gần đây.

+ Nhà xưởng xây theo yêu cầu: mô hình nhà xưởng này được xây dựng nhằm mục đích phục vụ cho doanh nghiệp hoạt động cho những ngành nghề có tính chất đặc thù như thực phẩm hoặc kho lạnh. Loại nhà xưởng này giúp tối đa hóa công năng sử dụng, giúp nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh và giúp cho chi phí được giảm thiểu đáng kể so với mức chi phí ban đầu. Ưu điểm của nhà xưởng xây theo yêu cầu là hỗ trợ các doanh nghiệp lựa chọn được đơn vị tư vấn thiết kế và nhà thầu xây dựng cũng như giám sát công trình cho đến khi bàn giao nhà xưởng. Tiết kiệm tối đa thời gian, nhân lực và tối ưu hóa chi phí xây dựng nhà xưởng.

Trên đây, là những thông tin chi tiết về chi phí xây nhà xưởng trọn gói mà Châu Tuấn muốn chia sẻ. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại công trình này.

Nếu vẫn còn những thắc mắc hay có vấn đề liên quan đến việc xây nhà xưởng hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

 

Xây dựng Châu Tuấn chuyên thiết kế - thi công trọn gói nhà xưởng, nhà công nghiệp các loại. Ngoài ra, Châu Tuấn còn cung cấp và lắp đặt hệ thống ray (rail), bảo trì các loại cẩu QC, cẩu container và các dịch vụ tại cảng biển lớn nhỏ trên phạm vi toàn quốc và quốc tế.

Mọi thông tin cần được hỗ trợ thêm vui lòng liên hệ:

Hotline:(028) 2248 6888 - 0988 373 605

Email: info@chautuan.com

 

 

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng