QUY TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG SẢN XUẤT

Xây dựng nhà xưởng luôn là bài toán phức tạp với các chủ đầu tư muốn xây dựng phục vụ sản xuất. Các vấn đề như quy mô nhà xưởng, sơ đồ bố trí mặt bằng, vật liệu, giá thành xây dựng, tiến độ thi công…luôn là những thắc mắc lớn của các nhà đầu tư.

Quy trình xây dựng nhà xưởng có ảnh hưởng quan trọng đến tiến độ và chất lượng nhà xưởng sau khi đưa vào sản xuất, thường được chia thành 3 bước quan trọng: thiết kế, chuẩn bị thi công và tiến hành thi công.

Thiết kế nhà xưởng

Chi phí xây dựng nhà xưởng rất lớn nên công tác lên kế hoạch và thống nhất phương án tuy mất nhiều thời gian nhưng bước này rất quan trọng vì nó giúp chủ đầu tư cũng như nhà thầu hiểu rõ về nhu cầu của quá trình sản xuất sau này, tránh được những phát sinh, thay đổi trong quá trình thi công. Giúp dự án hoàn thành đúng tiến độ và sớm đưa vào sử dụng, tối ưu chi phí đầu tư.

Thiết kế phương án sơ bộ:

- Sau khi trao đổi và hiểu rõ nhu cầu của chủ đầu tư, tùy vào từng lĩnh vực sản xuất, dây chuyền công nghệ và quy mô nhà xưởng khác nhau, các kiến trúc sư và kỹ sư sẽ cụ thể hóa bằng các bản vẽ mặt bằng quy hoạch tổng thể, mặt bằng từng hạng mục và bản vẽ phối cảnh 3D giúp chủ đầu tư có cái nhìn trực quan về dự án.

- Bản vẽ thiết kế nhà xưởng giai đoạn này cần thể hiện rõ các hạng mục xây dựng, mật độ, chỉ giới xây dựng, đường nội bộ, mật độ cây xanh, các bản vẽ về phòng cháy, thoát hiểm…

Thiết kế bản vẽ thi công:

- Sau khi thống nhất được phương án sơ bộ là giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công. Bản vẽ thiết kế giai đoạn này sẽ thể hiện chi tiết tất cả các hạng mục xây dựng, từng chi tiết cấu tạo về kiến trúc, phương án kết cấu móng, bản vẽ khung thép tiền chế, các nút liên kết, quy cách vật liệu, các bản vẽ M&E, phòng cháy cho từng hạng mục cụ thể như: nhà xưởng sản xuất, nhà kho, văn phòng, nhà ăn, bể ngầm, trạm điện, nhà xe, nhà bảo vệ, cổng, tường rào.

 

 

Quy trình chuẩn bị thi công nhà xưởng

- Lập biện pháp thi công nhà xưởng, song song giai đoạn này là quá trình xin cấp phép xây dựng, cấp phép PCCC.

- Lập ra bảng dự toán nhà xưởng, đưa ra từng đầu việc và khối lượng cụ thể tất cả các hạng mục. Bộ hồ sơ bản vẽ thi công và bảng dự toán sẽ là căn cứ để nghiệm thu công việc xây dựng và khối lượng công việc hoàn thành sau này.

- Tiến độ thi công xây dựng nhà xưởng thường diễn ra rất nhanh nên mỗi một phát sinh đều ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án. Do vậy quá trình chuẩn bị phải được làm cẩn thận và càng chi tiết càng tốt.

Thi công xây dựng nhà xưởng

Tùy vào từng dự án mà có các giai đoạn thi công khác nhau, nhưng cơ bản có thể chia làm 5 giai đoạn chính:

Thi công hạng mục nền móng:

- Ngay sau khi bàn giao mặt bằng, nhà thầu tiến hành thi công phần nền móng nhà xưởng. Tùy vào địa chất và yêu cầu hoạt tải của nhà xưởng, có thể lựa chọn giải pháp móng cọc hay móng đơn.

- Lưu ý giai đoạn này trước khi đổ bê tông móng cần khớp nối với công tác đặt bu lông móng. Để liên kết với hệ cột thép của nhà xưởng.

- Sau công tác đổ bê tông móng, nhà thầu đổ đất và lu lèn đất nền theo yêu cầu của bản vẽ thiết kế, cũng là tạo mặt bằng để chuẩn bị cho công tác tập kết và lắp dựng kết cấu thép ngay sau đó.

Sản xuất khung thép tiền chế tại nhà máy

- Giai đoạn sản xuất các cấu kiện thép nhà xưởng được triển khai song song với giai đoạn thi công móng để có thể vận chuyển ra lắp dựng ngay sau khi bê tông móng đủ cường độ, giúp đẩy nhanh tiến độ thi công.

Thi công lắp dựng khung thép

- Ngoài việc đảm bảo chất lượng, tiến độ, giai đoạn thi công nhà thép cần đảm bảo công tác an toàn trong quá trình thi công lắp dựng. Mọi rủi ro đều phải đặt ở mức thấp nhất.

Thi công các hạng mục hoàn thiện

- Sau khi công tác lắp dựng kết cấu thép hoàn thành là công tác hoàn thiện như xây tường bao, ốp lát trần, sàn.

- Vỏ bao che nhà xưởng được hình thành từ mái tôn, tường gạch hay những vật liệu khác. Xây tường là công đoạn đầu thi công vỏ bao che, tiếp theo là phần thi công mái.

- Hệ thống kỹ thuật là một trong những thứ cực kỳ quan trọng trong xây dựng nhà xưởng, gồm có hệ thống điện, phòng cháy chữa cháy, hệ thống kỹ thuật phục vụ quá trình sản xuất.

- Xây dựng bể chứa nước ngầm và lắp đặt hệ thống chữa cháy để đảm bảo có thể xử lý nếu có tình huống khẩn cấp.

- Tiến hành kẻ vạch phân làn giao thông trong nhà xưởng, đóng trần thạch cao cho khối nhà văn phòng.

- Trồng cây cỏ và hoa để gia tăng tính thẩm mỹ trong khu nhà xưởng.

Vệ sinh và đưa vào sử dụng

- Sau khi hoàn thiện các khâu xây dựng thì nhà xưởng sẽ được vệ sinh, lau chùi sạch sẽ rồi mới bàn giao cho doanh nghiệp.

 

 

Phân loại nhà xưởng

Phân theo công năng

Nhà xưởng bao gồm các khối xưởng 1,2, 3 để đặt máy móc, nguyên liệu, thành phẩm.

- Nhà xưởng bao gồm khối văn phòng ở phía trước hoặc bên cạnh nhà xưởng để vừa làm việc, vừa sản xuất.

Nhà xưởng phân theo vật tư

- Nhà xưởng khung thép tiền chế: thi công toàn bộ nhà xưởng từ cột, dầm đều bằng kèo thép trừ phần móng. Phần móng bằng bê tông cốt thép rồi đặt bulong neo định vị để chờ dựng cột thép nhà xưởng.

- Nhà xưởng bê tông cốt thép: thi công toàn bộ nhà xưởng từ móng, cột, dầm đều bằng bê tông cốt thép. Tường nhà xưởng xây bằng gạch dày 10cm hoặc 20cm cao khoảng 2,2m đến 2,8m sau đó làm vách tole tùy theo hồ sơ thiết kế.

Các yếu tố cần làm rõ trước khi thi công nhà xưởng

- Nếu nhà xưởng nằm trên vùng đất cứng, có cao độ cao so với nền xây thì khi thi công phần móng sẽ không cần gia cố móng như ép cọc, đóng cừ tràm. Ngược lại, nếu thi công móng nhà xưởng nằm trên vùng đất yếu, đất bùn thì phần gia cố móng rất quan trọng đối với việc xây dựng nhà xưởng.

- Phần nền nhà xưởng thì tùy theo công năng sử dụng của nhà xưởng mà đơn vị thiết kế thi công có cách bố trí thép sàn nhà xưởng sao cho hợp lý.

- Phần đổ bê tông nhà xưởng theo độ dày 20cm, 30 cm hoặc 50cm cần phải xác định rõ theo hồ sơ thiết kế thi công, bởi có những nhà xưởng đặt máy móc, thiết bị sản xuất có tải trọng lớn.

- Phần cột thép, kèo thép nhà xưởng phải thiết kế vừa phải tránh bố trí thép thiếu hoặc dư. Theo tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng thông thường thì 1m khoảng 20-32kg thép tùy theo qui mô nhà xưởng, mức độ đầu tư tài chính.

- Sàn bê tông sau khi đổ xong cần được đánh bóng để đảm bảo kết cấu, đồng thời chống bám bụi và dễ vệ sinh.

Trên đây, là những thông tin chi tiết về quy trình xây dựng nhà xưởng sản xuất mà Châu Tuấn muốn chia sẻ. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại công trình này.

Nếu vẫn còn những thắc mắc hay có vấn đề liên quan đến việc xây nhà xưởng hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

Xây dựng Châu Tuấn chuyên thiết kế - thi công trọn gói nhà xưởng, nhà công nghiệp các loại. Ngoài ra, Châu Tuấn còn cung cấp và lắp đặt hệ thống ray (rail), bảo trì các loại cẩu QC, cẩu container và các dịch vụ tại cảng biển lớn nhỏ trên phạm vi toàn quốc và quốc tế.

Mọi thông tin cần được hỗ trợ thêm vui lòng liên hệ:

Hotline:(028) 2248 6888 - 0988 373 605

Email: info@chautuan.com

 

 

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng