THI CÔNG NHÀ XƯỞNG CÔNG NGHIỆP KẾT CẤU THÉP

Nhà xưởng công nghiệp kết cấu thép được hiểu đơn giản là kết cấu chịu lực của những công trình xây dựng được thiết kế và cấu tạo bởi nguyên liệu thép. Đặc điểm này giúp nhà xưởng bền, chịu được lực và tác động từ môi trường. Nhờ vậy mà nhà xưởng công nghiệp kết cấu thép được xây dựng và sử dụng rộng rãi.

Để tạo nên kết cấu chịu lực của nhà xưởng, hiện nay Việt Nam dùng 2 loại vật liệu: thép và bê tông cốt thép.

Việc lựa chọn loại vật liệu dựa trên yêu cầu về kinh tế - kỹ thuật, căn cứ vào kích thước nhà, sức nâng của cầu trục, các yêu cầu của công nghệ sản xuất và cả vấn đề cung ứng vật tư, thời hạn xây dựng công trình.

Vật liệu thép có tính năng cơ học cao, kết cấu thép nhẹ và khỏe, thích hợp nhất để làm kết cấu nhà xưởng. Bê tông cốt thép có trọng lượng nặng, thời gian và công xây dựng thường lớn hơn kết cấu thép.

uy trình thi công nhà xưởng công nghiệp kết cấu thép

  1. Thiết kế kiến trúc nhà xưởng công nghiệp

Những điểm quan trọng cần lưu ý trong thiết kế nhà xưởng công nghiệp:

  • Tính thẩm mỹ: ngăn nắp, đảm bảo môi trường sản xuất xanh – sạch là tiêu chí hàng đầu của nhà xưởng. Khi thiết kế nhà xưởng công nghiệp, không chỉ cần đảm bảo tính thẩm mĩ của bên ngoài và bên trong nhà xưởng cho thuê. Các yếu tố như: cây cối xung quanh, khu tập trung chất thải… cần được bố trí ở vị trí hợp lý, không ảnh hưởng đến chất lượng nhà xưởng.
  • Tối ưu công năng: đảm bảo chất lượng quá trình sản xuất là ưu tiên chính của một nhà xưởng công nghiệp. Đối với những ngành đặc biệt như: sản xuất thực phẩm, đông lạnh… thì có kho lạnh, kho chứa nguyên vật liệu và thành phẩm là điều quan trọng. Đối với các loại nhà xưởng cần nguồn điện liên tục như ngành điện – điện tử, ngành cơ khí… thì thiết kế nhà xưởng có sử dụng các nguồn điện nhân tạo như điện năng lượng mặt trời… là điều quan trọng.
  • Tối ưu diện tích: là tối ưu nguồn lực xây dựng và sử dụng nhà xưởng. Tối ưu và tận dụng diện tích nhà xưởng hiệu quả để tối ưu chi phí và nguồn lực sản xuất.

>>> Bài viết tham khảo: QUY TRÌNH THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG

  1. Sản xuất cấu kiện thép tại nhà xưởng công nghiệp

Công đoạn sản xuất cấu kiện thép trải qua các bước như sau:

  • Cắt thép: có 2 dạng cấu kiện thép là thép định hình và thép tổ hợp. Thép định hình là các thép hình H, U, C được đúc nguyên cây. Thép tổ hợp gồm bản cánh, bụng của các cấu kiện được phân ra từ các thép tấm. Các phần này được cắt bằng máy cắt chuyên dụng, máy cắt dập, plasma.
  • Ráp: khi các mảng thép theo độ dài và độ dày yêu cầu, sẽ được lắp ráp, gia công theo kích thước và điều kiện. Cần tính toán và xác định cụ thể, rõ rành các diện tích phủ bì để có sản phẩm chất lượng.
  • Hàn: sau khi đã có được diện tích phủ bì hợp lý, sẽ tiếp đến công đoạn hàn sơ để cố định các mấu, điểm gắn nối. Sau đó, sẽ hàn cố định bằng đường hàn siêu âm… Các đường hàn cần chất lượng, và được mài dũa lại để đảm bảo tính thẩm mỹ.
  • Nắn: trong quá trình thực hiện, cấu kiện thép có thể bị cong và không đạt chuẩn chất lượng. Với tình trạng đó, bạn cần thực hiện việc nắn. Khi thực hiện nắn cần đo lường, tính toán để có kích thước tốt, hợp lý.
  • Lắp bản mã, sườn gia cường: sau quá trình cấu kiện được hàn và cân chỉnh hoàn chỉnh, sẽ đến công đoạn lắp bản mã, gia cường để các chi tiết này được cố định chắc chắn.
  • Vệ sinh bề mặt: đánh gỉ, mài nhẵn là phần quan trọng để đảm bảo tính thẩm mỹ của chi tiết. Đây cũng là công đoạn kiểm tra các chi tiết hàn của các cấu kiện.
  • Sơn: có 2 lớp sơn được phủ trên một cấu kiện thép. Một là lớp sơn chống gỉ, một là lớp sơn màu. Lớp sơn chống gỉ là lớp sơn lót giúp bảo vệ sản phẩm cấu kiện thép, và còn giúp lớp sơn màu của nhà xưởng công nghiệp lên màu đẹp hơn.

  1. Lắp dựng kết cấu thép tại công trình nhà xưởng công nghiệp
  • Lắp dựng khung chính cho nhà xưởng, bao gồm các công đoạn: lắp dựng gian khóa cứng, lắp dựng khung kèo, hoàn thành giàn khóa, lắp dựng khung kèo và xà gồ, lắp dựng kèo đầu hồi.
  • Tiến hành công đoạn lợp tôn mái, tôn vách. Kéo tôn lợp lên mái, lợp tôn, lắp dựng xà gồ vách, máng xối, ống xối, tôn vách.
  1. Xây dựng phần bê tông cốt thép

Sau khi thi công cột xong, tới phần thi công phần bê tông cốt thép cho nhà xưởng công nghiệp. Các phần móng, nền nhà xưởng công nghiệp thường được đầu tư nhiều để đảm bảo nhà xưởng có tính chắc chắn.

Xây dựng nhà xưởng công nghiệp kết cấu thép giúp tiết kiệm chi phí

  • Tiến độ thi công diễn ra nhanh chóng, phù hợp với các dự án cần hoàn thành sớm trong thời gian gấp rút. Bởi các sản phẩm kết cấu thép đều được sản xuất sẵn tại nhà máy, sau khi hoàn thiện rồi mới vận chuyển đến nhà máy để lắp dựng.
  • Đảm bảo chất lượng tốt nhất, vì toàn bộ các khâu từ sản xuất cho đến hoàn thiện đều được thực hiện theo quy trình hiện đại, khép kín và chuyên nghiệp.
  • Một dự án thi công xây dựng nhà xưởng công nghiệp kết cấu thép sẽ giúp tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với kết cấu bê tông cốt thép.
  • Vật liệu kết cấu thép rất bền, ít bị hư hỏng giúp cho một dự án nhà xưởng công nghiệp có thời gian sử dụng lên đến 30 năm. Nếu có bảo trì thì chi phí cũng rất thấp.
  • Việc lựa chọn giải pháp xây dựng kết cấu thép cho nhà xưởng sẽ đem lại nhiều lợi ích vượt trội cho các chủ đầu tư và doanh nghiệp.

Ưu điểm kết cấu thép khi ứng dụng vào nhà công nghiệp

  • Làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao (dưới 200 độ C) tốt hơn bê tông cốt thép.
  • Ít bị hư hại do các tác động cơ học.
  • Tiện liên kết các thiết bị, đường ống.
  • Dễ gia cố khi tải trọng tăng hoặc khi bị hư hại.

Kết cấu khung thép áp dụng trong các công trình nhà xưởng cao, cầu trục nặng. Nhờ tiết kiệm nhiều vật liệu. Các trường hợp khác thì có thể dùng kết cấu khung hỗn hợp thép – bê tông, hoặc kết cấu bê tông, có thể có giá thành vật liệu rẻ hơn.

Kết cấu thép của nhà xưởng phải đáp ứng hoàn toàn mục đích sử dụng của công trình, an toàn, bền vững và kinh tế.

Cần chú ý việc bố trí lưới cột trên mặt bằng, bố trí thiết bị nặng cẩu phải phù hợp dây chuyền công nghệ, với vị trí các thiết bị sản xuất. Khung nhà phải đủ độ cứng cho cầu trục hoạt động bình thường. Công trình phải có tuổi thọ, có độ bền lâu cần thiết phụ thuộc vào độ xâm thực của môi trường.

Tại sao nhà xưởng công nghiệp kết cấu thép lại được ưu tiên lựa chọn

  1. Nhà xưởng công nghiệp có nhiều đặc tính ưu việt:
  • Rất nhiều doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ đều lựa chọn phương án tìm chỗ thuê nhà xưởng công nghiệp kết cấu thép để hoạt động. Nhà xưởng công nghiệp kết cấu thép có những đặc tính ưu việt như: khả năng chịu lực tốt, trọng lượng nhẹ, kín, không thấm nước và thân thiện với môi trường.
  • So với nhà xưởng bê tông cốt thép thì nhà xưởng kết cấu thép có trọng lượng nhẹ hơn nhiều. Bên cạnh đó, loại nhà xưởng khu công nghiệp này không thấm nước như tường. Điều này đảm bảo cho hoạt động sản xuất diễn ra hiệu quả.
  • Đặc biệt, mô hình nhà xưởng này còn rất thân thiện với môi trường, không cần công đoạn xây tô nhiều. Do đó các nguyên vật liệu bụi như: cát, xi măng hay sơn ít được sử dụng.
  1. Nhà xưởng công nghiệp giúp tiết kiệm chi phí
  • Những nhà xưởng công nghiệp kết cấu thép thường là những nhà xưởng tiết kiệm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp.
  • Xây nhà xưởng công nghiệp kết cấu thép không tốn nhiều nhân công và thời gian. Từ đó chi phí xây dựng cũng được giảm đáng kể, thích hợp với những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính eo hẹp.
  1. Nhà xưởng công nghiệp thi công nhanh
  • Với kết cấu đơn giản, thời gian thi công nhà xưởng công nghiệp kết cấu thép rất nhanh chóng. Thông thường chỉ mất khoảng một nửa thời gian so với xây nhà xưởng tiêu chuẩn bê tông cốt thép. Do vậy thời gian đưa vào sử dụng sẽ nhanh chóng hơn.

Như vậy, nhà xưởng công nghiệp kết cấu thép có những ưu điểm nổi bật hơn và đây cũng là một lựa chọn của nhiều mô hình nhà xưởng hiện nay.

Loại hình nhà xưởng công nghiệp tại Việt Nam phổ biến

  1. Nhà xưởng công nghiệp 1 tầng

Là mô hình nhà xưởng công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong các khu công nghiệp Việt Nam. Mô hình này thường áp dụng cho các khu công nghiệp có quỹ đất rộng và có đa dạng diện tích.

>>> Bài viết tham khảo: CÁC LOẠI VẬT LIỆU VÀ KẾT CẤU SỬ DỤNG TRONG NHÀ CÔNG NGHIỆP 1 TẦNG.

  1. Nhà xưởng công nghiệp nhiều tầng

Là mô hình nhà xưởng mới, được nhiều khu công nghiệp đầu tư xây dựng và phát triển. Mô hình nhà xưởng này giúp tiết kiệm quỹ đất, kết hợp giữa mô hình văn phòng – nhà xưởng – phòng trưng bày tiện dụng. Nhà xưởng công nghiệp cao tầng là mô hình hiện đại, được nhiều doanh nghiệp lựa chọn và sử dụng.

Trên đây, là những thông tin chi tiết về thi công nhà xưởng kết cấu thép mà Châu Tuấn muốn chia sẻ. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại công trình này.

Xây dựng Châu Tuấn chuyên thiết kế - thi công trọn gói nhà xưởng, nhà công nghiệp các loại. Ngoài ra, Châu Tuấn còn cung cấp và lắp đặt hệ thống ray (rail), bảo trì các loại cẩu QC, cẩu container và các dịch vụ tại cảng biển lớn nhỏ trên phạm vi toàn quốc và quốc tế.

Mọi thông tin cần được hỗ trợ thêm vui lòng liên hệ:

Hotline:(028) 2248 6888 - 0988 373 605

Email: info@chautuan.com

 

 

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng