THI CÔNG SỢI CARBON GIA CỐ SÀN
Hiện nay, việc áp dụng sợi carbon fiber vào gia cố kết cấu bê tông cốt thép tương đối phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, đến thời điểm này Việt Nam chưa có quy phạm thi công và nghiệm thu. Đây là nguyên nhân dẫn đến chất lượng gia cố bê tông cốt thép không tốt, làm giảm tuổi thọ công trình.
Ưu điểm khi sử dụng sợi carbon fiber trong gia cố kết cấu bê tông cốt thép
Trước đây, việc thi công gia cố kết cấu bê tông cốt thép được thực hiện theo phương pháp cũ đó là sử dụng bọc thép tấm hoặc tăng dày bằng một lớp bê tông cốt thép vào kết cấu cũ.
Tuy nhiên, 2 phương pháp trên mất rất nhiều thời gian, gia tăng tải trọng kết cấu công trình. Đặc biệt việc giải quyết sự liên kết giữa kết cấu mới và cũ rất tốn kém và khó khăn.
Phương pháp gia cố kết cấu công trình bằng cách sử dụng vật liệu sợi carbon đã khắc phục được những hạn chế đã nêu ở trên và có nhiều ưu điểm chính như:
- Trọng lượng nhẹ hơn thép 5 lần, chiều dày từ 2mm -3mm giúp giữ nguyên hình dạng kết cấu và tĩnh tải gia tăng rất nhỏ sau khi gia cố.
- Cường độ chịu kéo cao hơn 10 lần cường độ của thép, mô đun đàn hồi lớn gấp 2 lần thép.
- Khả năng chống ăn mòn cao hơn trong môi trường ăn mòn ( vùng biển, nhà máy sản xuất phân bón...)
- Giá thành thi công thấp hơn phương pháp cũ, dễ dàng lắp đặt và có tính thẩm mỹ cao.
- Tiến độ thi công nhanh hơn rất nhiều so với phương pháp cũ.
Vì vậy, để áp dụng phương pháp này hiệu quả, nâng cao chất lượng công trình gia cố cốt thép xây dựng, khi thi công cần chú ý một số việc sau:
- Khảo sát hiện trạng kết cấu cũ: cường độ bê tông, lực bám dính, tình trạng bề mặt bê tông cần gia cố, tình trạng ăn mòn kết cấu.
- Nhu cầu của chủ đầu tư về tải trọng sử dụng và tuổi thọ công trình.
- Chương trình tính toán chuyên dụng cho phương pháp này, quy phạm áp dụng khi tính toán và thi công.
- Kinh nghiệm của đơn vị thiết kế và thi công.
- Cách nghiệm thu trong khi thi công và sau khi thi công.
Làm thế nào để quá trình thi công gia cố kết cấu bê tông có chất lượng tốt?
- Áp dụng quy phạm: Hiện nay, quy phạm ACI 440.2R-08 của Mỹ về hướng dẫn thiết kế và thi công FRP và quy phạm ASTM D-3039 hướng dẫn phương pháp thí nghiệm vật liệu FRP đang được các nhà thầu thi công sử dụng phổ biến.
- Thi công đúng kỹ thuật: Thi công sửa chữa hết những khuyết tật nứt, rỗ của kết cấu bê tông bằng cách mài tạo phẳng. Đây là bước khó nhất, tốn nhiều công sức, đặc biệt đối với bề mặt trên đỉnh đầu, độ nhấp nhô theo quy phạm là 1mm. Chất lượng thi công phụ thuộc rất lớn vào độ bằng phẳng và độ nhám của bê tông
Trước khi dán phải kiểm tra bề mặt, nếu độ nhấp nhô còn cao thì phải dùng keo Epoxy trám trét để giảm độ nhấp nhô này về ngưỡng quy phạm.
Bụi phải được thổi sạch trước khi thi công lớp keo, vì bụi cũng là nguyên nhân làm cho độ bám dính giữa lớp CFRP và bê tông kém.
Để chất lượng thi công đạt hiệu quả nhưng vẫn tiết kiệm chi phí, việc thi công nên được thử nghiệm thực hiện với diện tích 1m2 sau đó nếu chất lượng thi công tốt rồi thì mới thi công đại trà.
- Lựa chọn vật liệu phù hợp: có 3 loại keo đang được sử dụng phổ biến, thiếu 1 trong 3 loại keo này sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng thi công gia cố bê tông cốt thép.
Loại keo 1- keo Prime: Loại keo này rất lỏng, ngấm sâu vào bề mặt bê tông sau khi mài, có tác dụng gia cố bề mặt, ngăn các hạt bụi khi vệ sinh không sạch.
Loại keo 2- keo Epoxy: dùng để trám trét các lỗ mọt sau khi mài và cân chỉnh bề mặt cho phẳng
Loại keo 3- keo kết dính giữa lớp CFRP và bê tông.
- Kiểm tra trước và sau khi thi công
Xây dựng Châu Tuấn chuyên thiết kế - thi công trọn gói nhà xưởng, nhà công nghiệp các loại. Ngoài ra, Châu Tuấn còn cung cấp và lắp đặt hệ thống ray (rail), bảo trì các loại cẩu QC, cẩu container và các dịch vụ tại cảng biển lớn nhỏ trên phạm vi toàn quốc và quốc tế.
Mọi thông tin cần được hỗ trợ thêm vui lòng liên hệ:
Hotline:(028) 2248 6888 - 0988 373 605
Email: info@chautuan.com
Xem thêm